Phần nhà ở

Cập nhật 19:24:53 - 09/08/2013 - text_viewed 14559
Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
  1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
  • Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
  • b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 126 của Luật Nhà ở;
  • c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật Nhà ở.
  1. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
  • Thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở;
  • Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  1. Các hình thức giao dịch về nhà ở: Giao dịch về nhà ở gồm các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở.
  2. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
  • Bên bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
  • Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
  • Bên mua, thuê, thuê mua, đổi, nhận tặng cho, mượn, ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
  1. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở
  • Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả thuận về mua bán, thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở). Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì phải có văn bản tặng cho.
  • Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:
  • Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
  • Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
  • Thuê mua nhà ở xã hội;
  • Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.
  • Một trong các bên theo thoả thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở.
  • Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở từ sáu tháng trở lên thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở bản sao hợp đồng về quy định tại khoản này.
  • Trình tự thế chấp nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Bên nhận thế chấp được giữ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong thời gian nhận thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Các mẫu đơn đính kèm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;
  2. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam;
  3. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng (sử dụng cho công trình không theo tuyến)
  4. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng (sử dụng cho công trình theo tuyến);
  5. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cho dự án;
  6. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng nhà ở (sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị);
  7. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng nhà ở (sử dụng cho nhà ở nông thôn);
  8. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng (cải tạo/sửa chữa).

Tin khác