Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Cập nhật 10:15:13 - 09/09/2013 - text_viewed 9123
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thị trường mở cửa, đẩy mạnh giao lưu hợp tác giữa các quốc gia cũng đã tạo nên sự đa dạng trong đời sống gia đình của người Việt Nam, xu hướng lấy chồng ngoại đang trở nên phổ biến. Nhưng tiềm ẩn trong những hào hoa của cuộc sống gia đình với chồng tây, đại gia Việt kiều cũng có những rủi ro, tan vỡ thậm chí là bất hạnh. Trước thực trạng này, để bảo vệ tốt nhất cho người phụ nữ và trẻ em Việt trong cuộc hôn nhân với chồng ngoại, đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn tiếp cận, cập nhật thông tin pháp luật hôn nhân và gia đình trong và ngoài nước đã điều chỉnh như thế nào về đăng ký kết hôn, ly hôn, phân chia tài sản giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trên cơ sở vận dụng luật thận trọng và đầy suy tính.

Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thị trường mở cửa, đẩy mạnh giao lưu hợp tác giữa các quốc gia cũng đã tạo nên sự đa dạng trong đời sống gia đình của người Việt Nam, xu hướng lấy chồng ngoại đang trở nên phổ biến. Nhưng tiềm ẩn trong những hào hoa của cuộc sống gia đình với chồng tây, đại gia Việt kiều cũng có những rủi ro, tan vỡ thậm chí là bất hạnh. Trước thực trạng này, để bảo vệ tốt nhất cho người phụ nữ và trẻ em Việt trong cuộc hôn nhân với chồng ngoại, đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn tiếp cận, cập nhật thông tin pháp luật hôn nhân và gia đình trong và ngoài nước đã điều chỉnh như thế nào về đăng ký kết hôn, ly hôn, phân chia tài sản giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trên cơ sở vận dụng luật thận trọng và đầy suy tính.

1.      Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

+        Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;

+        Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

+        Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

2.      Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực chữ ký người dịch, chứng thực bản sao giấy tờ

+        Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình theo quy định tại Nghị định này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

+        Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình theo quy định tại Chương IV của Nghị định này được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

+        Các Giấy tờ này bằng tiếng nước ngoài phải được địch ra tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

+        Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình chỉ cần dịch ra tiếng Việt, có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung, không cần chứng thực chữ ký người dịch.

+        Bản sao giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu giải quyết các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định này phải được chứng thực hợp lệ; trường hợp bản sao giấy tờ không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

3.      Lưu trữ hồ sơ, ghi vào sổ hộ tịch các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

+        Hồ sơ giải quyết các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định này phải được bảo quản cẩn thận và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

+        Việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) giải quyết được ghi vào 01 quyển sổ hộ tịch và lưu tại Sở Tư pháp.

+        Việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) giải quyết được ghi vào 02 quyển sổ hộ tịch; sau khi khóa sổ, 01 quyển lưu tại cơ quan đại diện nơi đăng ký, 01 quyển gửi về Bộ Ngoại giao để thực hiện việc cấp bản sao theo quy định của pháp luật.

+        Sau khi giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định này, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) để ghi chú vào sổ hộ tịch.


Tin khác