NHỮNG TỘI PHẠM PHỔ BIẾN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Cập nhật 19:28:52 - 09/08/2013 - text_viewed 14021

1.Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại điều 151 luật hình sự năm 1999. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

Điều 151, luật hình sự năm 1999 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người  có công nuôi dưỡng mình 

  Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

a. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
      Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12,13 Bộ luật hình sự.
       Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng trong trường hợp cụ thể thì người phạm tội phải là người có quan hệ nhất định với người bị hại. Ví dụ: chỉ người con của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi cha mẹ; chỉ người cháu (cháu nội hoặc cháu ngoại) của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; chỉ người vợ của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ chồng…
      Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là tội phạm ít nghiêm trọng, nên chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với hành vi ngược đãi hoặc hành hạ vợ chồng thì chỉ những người đến tuổi kết hôn và quan hệ hôn nhân đó được pháp luật thừa nhận thì người vợ hoặc người chồng đó mới có thể là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ vợ chồng.
b. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
    Khách thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là quan hệ gia đình. Quan hệ này không chỉ được quy định tại Hiến pháp mà nó được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình: “Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau” (khoản 2 Điều 21);Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con(khoản 2 Điều 34); “Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ(Điều 35);Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu… có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu” (Điều 47).
      Đối tượng tác động (người bị hại) của tội phạm này bao gồm: ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.
        Ông bà bao gồm cả ông bà nội, ông bà ngoại

       Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Tuy nhiên, đối với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng chỉ có thể là đối tượng của tội phạm này khi quan hệ hôn nhân vợ chồng vẫn còn tồn tại hoặc một trong hai người đã chết, nếu quan hệ hôn nhân chấm dứt do ly hôn và người vợ hoặc người chồng đã kết hôn với người khác thì cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng cũ không còn là đối tượng tác động của tội phạm này nữa.
      Con bao gồm con đẻ (con trong giá thú hoặc ngoài giá thú), con nuôi, con dâu, con rể, con riêng của vợ hoặc chồng chưa thanh niên và đang chung sống chung với bố dượng hoặc mẹ kế.
    Cháu bao gồm cháu nội hoặc cháu ngoại, cháu nuôi.
    Người có công nuôi dưỡng mình là người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi, hành hạ. Đối tượng này không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, mà hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ giữa người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng. Nếu người nuôi dưỡng người phạm tội lại là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu bị ngược đãi, hành hạ thì không thuộc trường hợp ngược đãi, hành hạ người có công nuôi dưỡng mình.
c. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan

     Người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình có thể có một trong hai hành vi, đó là hành vi ngược đãi và hành hạ hoặc cả hai hành vi này.
     Hành vi ngược đãi hoặc hành hạ tương tự như hành vi ngược đãi, hành hạ trong tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ quy định tại Điều 146 và tội hành hạ người khác quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự.
    Ngược đãi ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.
    Hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng là hành vi đối xử tàn ác của cháu đối với ông bà, của con đối với cha mẹ, của vợ với chồng hoặc của chồng với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng với người có công nuôi dưỡng mình.
     Hành vi đối xử tàn ác được thể hiện như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần.
     Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự.
     Các hành vi trên chỉ cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình khi người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính khác hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì cũng không cấu thành tội phạm này.
-  Hậu quả
    Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình cũng chưa cấu thành tội phạm này.
    Hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây ra những thiệt hại cho ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình như: tính mạng, sức khỏe, do bị bệnh tật, do tự sát, hoặc những thiệt hại khác cho người bị hại (như phải bỏ học đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường tội phạm).
    Tuy chưa có giải thích hướng dẫn chính thức thế nào là gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, nhưng qua thực tiễn xét xử, có thể coi là hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây ra trong những trường hợp sau:
 - Gây chết người (kể cả chết người do hành vi giết người);
 - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên (không kể thương tích hoặc tổn hại sức khỏe do chính người phạm tội trực tiếp gây ra cho người bị hại);
 - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
 - Gây dư luận xấu về các mặt văn hóa, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức gia đình và xã hội.
    Điều luật chỉ quy định gây hậu quả nghiêm trọng mà không quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng không vì thế mà cho rằng nếu người ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình mà gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm.
Như vậy, hậu quả của tội phạm này vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính thì hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc.
d. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.
Tuy nhiên, tội phạm là tội xâm phạm quan hệ gia đình, nên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi ngược đãi, hành hạ người thân của mình, thậm chí một số bậc cha mẹ còn cho rằng đánh đập con cái là quyền của bố mẹ và đó là phương pháp dạy dỗ, giáo dục con cái. Cũng chính xuất phát từ tư tưởng lạc hậu này nên có những người con bị ngược đãi, hành hạ thậm tệ nhưng không dám tố cáo hành vi của cha mẹ, còn cha mẹ thì thản nhiên coi như không có chuyện gì xảy ra. Chiếu cố đến một thực trạng này và khi xã hội chưa phát triển cao, nên nhà làm luật quy định hành vi ngược đãi, hành hạ phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm mới là tội phạm.

  1. Tội chiếm giữ trái phép và sử dụng trái phép tài sản: 

    Tội chiếm giữ trái phép và sử dụng trái phép tài sản được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi cấu thành tội phạm, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, cụ thể như sau:

      Theo điều 141điều 142 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội chiếm giữ trái phép và sử dụng trái phép tài sản, . Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

a. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

b. Tội sử dụng trái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

A) Phạm tội nhiều lần;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

D) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 104, luật hình sự năm 1999:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

  1. Tội mua bán phụ nữ:

Điều 119 luật hình sự năm 1999 quy định tội mua bán phụ nữ :

1 Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai  năm đến bảy  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:

a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;

đ) Mua bán nhiều người;

e) Mua bán nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.  

5.  Tội làm nhục người khác

Tội làm nhục người khác được quy định tại điều 121 luật hình sự năm 1999:

Điều 121.Tội làm nhục người khác được quy định tại điều 121 luật hình sự năm 1999:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

6. Tội cướp và tội cướp giật tài sản

  1. Tội cướp tài sản.

Điều 133. Tội cướp tài sản

     Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

  1. Tội cướp giật tài sản

Điều 136 luật hình sự năm 1999 quy định về tội cướp giật tài sản:

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

7. Tội đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ

  1. Tội đưa hối lộ

     Theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản liên quan, tội đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm…) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện. Việc đưa hối lộ có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, dưới hình thức quà biếu, cho, tặng… Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
    Có 4 khung hình phạt đối với người phạm tội đưa hối lộ:

1) Phạt tù từ một năm đến sáu năm nếu của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần;

2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) có tổ chức;

b) dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) phạm tội nhiều lần;

đ) của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e) gây hậu quả nghiêm trọng khác;

3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) gây hậu quả rất nghiêm trọng khác;

4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

 b) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung bằng tiền từ một đến năm lần giá trị của hối lộ.
     Trường hợp người bị ép buộc đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác, được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ; Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

b. Tội nhận hối lộ.

Điều 279 Bộ luật Hình sự quy định về tội nhận hối lộ như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn có thể nhận hối lộ để làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Ví dụ nhận tiền hoặc quà biếu để tuyển dụng một người vào làm việc tại cơ quan, để xét tăng lương trước thời hạn cho người lao động; không lập biên bản để xử lý xây dựng nhà trái phép, không kiểm tra hàng hoá của đối tượng nghi là buôn lậu...

Thủ đoạn và hình thức nhận hối lộ, tài sản dùng để hối lộ rất đa dạng, phong phú. Tài sản dùng để hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác như giấy chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất, vé đi du lịch, hoặc kể cả quà tặng cho người thân của người có chức vụ, quyền hạn... Tài sản hối lộ có thể được đưa trực tiếp cho người nhận nhưng cũng có thể chuyển gián tiếp qua bưu điện hoặc thông qua người thứ ba hoặc núp dưới các hình thức như cho vay, trả nợ, trả tiền thù lao...

Để kết luận một người phạm tội nhận hối lộ phải có các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, người nhận hối lộ phải có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ.

Thứ hai, có sự thoả thuận trước về việc nhận và đưa hối lộ giữa người có chức vụ, quyền hạn và người đưa hối lộ nhằm nhận được một lợi ích nào đó và người có chức vụ, quyền hạn đã đồng ý nhận tiền, tài sản mà không phụ thuộc vào việc trên thực tế đã có việc giao và nhận hay chưa. Trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn chủ động đòi hối lộ thì tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ của mình và người đưa hối lộ chấp nhận sự đòi hỏi đó.

Thứ ba, tài sản dùng để hối lộ phải có giá trị từ 500 nghìn đồng trở lên. Nếu tài sản hối lộ có giá trị dưới 500 nghìn đồng thì người nhận hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

  1. Tội làm môi giới hối lộ

Điều 290 Bộ luật hình sự quy định

Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.

5.Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

8. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định tại điều 147 luật hình sự năm 1999, thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp được tư vấn, hỗ trợ:

Điều 147luật hình sự năm 1999 quy định về  tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

9.  Tội trốn thuế

      Tội trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng, tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung, với hình phạt nghiêm khắc nhất là bảy năm tù và phạt tiền gấp ba lần số tiền trốn thuế.

Điều 161 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

 

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.” 

Khách thể của tội phạm: Tội trốn thuế xâm phạm quy định của Nhà nước về thuế làm suy giảm đến ngân sách Nhà nước. 

Mặt khách quan của tội phạm: mặt khác quan của tội trốn thuế được thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Hành vi này thường thể hiện ở việc gian dối trong ke khai hàng hóa trong sản xuất hoặc kinh doanh. Tội phạm chỉ cấu thành nếu số tiền trốn thuế từ năm mươi triệu đồng trở lên; hoặc dưới năm mươi triệu đồng thì đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về các tôi quy định tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích.

Chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi trốn thuế của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm.

Hình phạt: Quy định 3 khung hình phạt.

- Khung 1: quy định hình phạt tiền từ một đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ (một trăm đến dưới 300 triệu đồng) đã sửa đổi mức cũ là (năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Khung 2: Điều luật quy định hình phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ (ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này) đã sửa đổi mức cũ là một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm.

- Khung 3: quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ (sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác) trong khi mức cũ là năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác (như đưa hối lộ; tìm cách tiêu hủy chứng cứ hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ…)

- Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

 10. Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật

    Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật được quy định tại điều 128 của luật hình sự năm 1999

Điều 128, luật hính sự năm 1999 quy định về tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật:

    Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

 

 


Tin khác