Thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật Lao động
Hỏi:
Hiện nay em đang làm chủ xưởng sản xuất, do tính cấp thiết của công việc nên em có chia ca làm việc cho công nhân như sau:
- Ca 1: Từ 8 h - 20h
- Ca 2: Từ 20h - 8h
Vậy cách chia như vậy của em có đúng không, kính mong các Luật sư MILD SUNSHINE LAW FIRM tư vấn cho em, em xin cảm ơn,
Trả lời:
Câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề xác định tính hợp pháp trong cách chia ca làm việc của Công ty. Đối với vấn đề này, Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường và thời giờ làm thêm của người lao động như sau:
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.
Theo bạn trình bày, Xưởng bạn có chia 2 ca làm việc từ 08 giờ - 20 giờ và từ 20 giờ - 08 giờ, có nghĩa là mỗi ca làm việc của công ty anh kéo dài trong thời gian 12 giờ. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012, cách chia ca làm việc của Xưởng bạn đã phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vẫn phải đảm bảo tổng số giờ làm thêm trong một năm trong điều kiện lao động bình thường không vượt quá 30 giờ trong một tháng, 200 giờ trong một năm, trừ những trường hợp đặc biệt có thể lên đến 300 giờ trong một năm. Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo việc trả lương làm thêm giờ và bố trí thời giờ nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tránh xảy ra tranh chấp với người lao động.
- Nơi nộp đơn thuận tình ly hôn (10/19/2013)
- Bán trái cây có phải ĐKKD hay không? (10/18/2013)
- Chấm dứt Hợp đồng lao động có hợp pháp hay không? (10/18/2013)
- không đi làm vào ngày công ty phát lương cho người lao động (10/18/2013)
- Nợ riêng của vợ giải quyết thế nào (10/17/2013)
- Trả lại phương tiện cho người không có lỗi vi phạm giao thông (10/17/2013)
- Lừa đảo đồng nghiệp (10/17/2013)
- Xin nghỉ việc để chăm sóc con bị ốm (10/17/2013)
- Đòi bồi thường thiệt hại trong vụ án Hình sự (10/17/2013)
- Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài có thân nhân thường trú ở Việt Nam (10/17/2013)
- Hình thức hợp pháp của Di chúc (10/17/2013)
- Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (10/16/2013)
- Hợp đồng tặng cho nhà ở có hiệu lực tại thời điểm nào? (10/16/2013)
- Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp khuyết chức danh Chủ tịch xã và Trưởng Công an xã (10/16/2013)
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính (10/16/2013)
- Rút đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật (10/16/2013)
- Công ty có mã số ĐKKD và mã số thuế khác nhau (10/16/2013)
- Mua đất từ năm 1981 nhưng vẫn chưa được làm sổ đỏ vì có tranh chấp: (10/08/2013)
- Đất đã sang nhượng mới biết nằm trong khu quy hoạch, bên nhận sang nhượng đòi kiện ra tòa: (10/08/2013)
- Tôi can tu van phap luat về thủ tục rút tên ra khỏi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (10/08/2013)