Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đầy đủ.
Câu hỏi:
MILD SUNSHINE LAW FIRM xin gửi đến bạn lời chào trân trọng nhất. Theo nội dung thư bạn gửi và căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành, MILD SUNSHINE LAW FIRM xin trả lời như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động làm
việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Như vậy; trong trường hợp này,bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Về thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, khoản 2 điều 37 Bộ luật Lao động
2012 quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao động 2012.
Như vậy; căn cứ theo trên thì trường hợp bạn không được trả lương đầy đủ theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Bộ luật Lao động 2012 thì bạn phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc.
Về quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 48
Bộ luật Lao động 2012 quy định khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định tại điều 37 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Như vậy; để quyền lợi bạn được đảm bảo bạn phải chứng minh được thời gian bạn làm việc và tham gia bảo hiểm, còn bạn không phải thực hiện gì cả.
- Nội quy lao động áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nào? (09/12/2013)
- Người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, giữ tiền của người lao động để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Thay đổi nội dung hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Hợp đồng lao động và các loại hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Cần tìm luật sư giỏi tư vấn quyền và nghĩa vụ của người lao động (09/12/2013)
- Quyền nuôi con sau ly hôn (09/12/2013)
- Thẩm quyền đăng ký kết hôn (09/12/2013)
- Nghĩa vụ cấp dưỡng với con ngoài giá thú (09/12/2013)
- Quyền nuôi con ngoài giá thú (09/12/2013)
- Chở bạn đi đánh nhau thì có phạm tội gì không? (09/12/2013)
- Cài điện để chống kẻ trộm nhưng không may kẻ trộm bị chết thì sẽ như thế nào? (09/12/2013)
- Tội trộm cắp tài sản được quy định như thế nào? (09/12/2013)
- Gây tai nạn giao thông làm chết người nhưng không xác định được thủ phạm thì phải giải quyết như thế nào (09/12/2013)
- Làm thế nào để gặp người thân bị tạm giam (09/12/2013)
- Hành vi đánh bạc có bị xử phạt (09/12/2013)
- Xử phạt hành chính có bị tiền án, tiền sự (09/12/2013)
- Trả lại phương tiện cho người không có lỗi vi phạm giao thông (09/12/2013)
- Hành vi quấy rối qua điện thoại (09/12/2013)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (09/12/2013)
- Giải thể Doanh nghiệp thì cần những thủ tục gì? (09/12/2013)