Lao động nước ngoài muốn vào Việc Nam làm việc
Câu hỏi:
MILD SUNSHINE LAW FIRM xin gửi đến bạn lời chào trân trọng nhất. Theo nội dung thư bạn gửi và căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành xin trả lời như sau:
Do bạn không nói rõ bạn vào Việt Nam làm việc như thế nào nên chúng tôi trả lời bạn như sau.
Theo Điều 169 Bộ luật lao động 2012 thì: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc
tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Như vậy; nếu bạn hội đủ các yêu tố trên thì bạn đủ điều kiện để tới Việc Nam làm việc.
Việc bạn hỏi bạn tới Việt Nam làm việc có phải xin giấy phép lao động không? Thì căn
cứ vào Điều 172 Bộ luật lao động 2012 thì: Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy; nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn không phải xin cấp giấu phép lao động, còn bạn không thuộc các trường hợp trên thì bạn phải xin cấp giấy phép lao động.
Về thủ tục, điều kiện xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt
Nam như sau:
Căn cứ vào Bộ luật lao động 2012, Nghị định 34/2008/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Nghị định 46/2011/N Đ-CP của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/ND-CP quy định về tuyể dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì:
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm:
1. Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động
2. Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 07
3. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu số 01 (Nếu là trường hợp tuyển dụng lao động)
4. Một trong những tài liệu sau đây về việc tuyển dụng hoặc điều chuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Hợp đồng tuyển dụng lao động qua trung tâm giới thiệu việc làm theo mẫu số 13
- Hợp đồng đăng báo và báo đăng thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tổ chức. Người sử dụng lao động phải đăng thông tin tuyển dụng ít nhất 1 kỳ trên một báo Trung ương và một tờ báo địa phương. Việc đăng thông tin tuyển dụng phải thực hiện trước 30 ngày trước khi nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Thư hoặc quyết định điều chuyển lao động nội bộ từ doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Văn bản này phải thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt
Lưu ý: Người sử dụng lao động cần xem xét xem lao động mà mình sử dụng thuộc trường hợp nào để chuẩn bị những tài liệu tương ứng
5. Người lao động và người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị một trong những tài liệu sau đây liên quan đến trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc
- Bằng đại học trở lên phù hợp với công việc dự kiến làm tại Việt Nam
- Xác nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài tối thiểu là 5 năm. Xác nhận kinh nghiệm này có thể xác nhận từ một hoặc nhiều doanh nghiệp, tổ chức trước đó người nước ngoài đã làm việc, xác nhận kinh nghiệm này phải phù hợp với công việc và vị trí dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Lưu ý: Những tài liệu này (Bằng cấp hoặc kinh nghiệm làm việc) phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt theo quy định
6. Lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp được người nước ngoài xin cấp tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam. Người nước ngoài cư trú liên tục tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên sẽ được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam, cơ quan cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam là sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài đang tạm trú.
Trường hợp lý lịch tư pháp của người lao động được cấp ở nước ngoài thì yêu cầu phài thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.
7. Bản copy hộ chiếu của người lao động nước ngoài
8. Ảnh 3cm x 4cm, người lao động chuẩn bị 04 chiếc
Nơi nộp hồ sơ
Tùy vào từng doanh nghiệp có thể nộp tại Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc tại Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong trường hợp này doanh nghiệp hãy kiểm tra xem cơ quan nào có chức năng thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp tổ chức của mình
Thời hạn của Giấy phép lao động
Giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 02 năm theo quy định của Bộ luật lao động 2013
Thời hạn thị thực Việt Nam cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động
Người nước ngoài được cấp giấy phép lao động được quyền xin cấp thị thực Việt Nam dưới dạng Visa hoặc thẻ tạm trú. Visa có thời hạn tối đa là 1 năm và thẻ tạm trú có thời hạn tối đa 02 năm. Người lao động nước ngoài có thể lựa chọn một trong hai hình thức thị thực này.
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đầy đủ. (09/12/2013)
- Nội quy lao động áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nào? (09/12/2013)
- Người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, giữ tiền của người lao động để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Thay đổi nội dung hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Hợp đồng lao động và các loại hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Cần tìm luật sư giỏi tư vấn quyền và nghĩa vụ của người lao động (09/12/2013)
- Quyền nuôi con sau ly hôn (09/12/2013)
- Thẩm quyền đăng ký kết hôn (09/12/2013)
- Nghĩa vụ cấp dưỡng với con ngoài giá thú (09/12/2013)
- Quyền nuôi con ngoài giá thú (09/12/2013)
- Chở bạn đi đánh nhau thì có phạm tội gì không? (09/12/2013)
- Cài điện để chống kẻ trộm nhưng không may kẻ trộm bị chết thì sẽ như thế nào? (09/12/2013)
- Tội trộm cắp tài sản được quy định như thế nào? (09/12/2013)
- Gây tai nạn giao thông làm chết người nhưng không xác định được thủ phạm thì phải giải quyết như thế nào (09/12/2013)
- Làm thế nào để gặp người thân bị tạm giam (09/12/2013)
- Hành vi đánh bạc có bị xử phạt (09/12/2013)
- Xử phạt hành chính có bị tiền án, tiền sự (09/12/2013)
- Trả lại phương tiện cho người không có lỗi vi phạm giao thông (09/12/2013)
- Hành vi quấy rối qua điện thoại (09/12/2013)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (09/12/2013)