Kinh phí bảo trí phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Hỏi:
Tôi ở trong nhà chung cư nhưng thời gian ở đây tôi thấy có nhiều vấn đề “cha chung không ai khóc”. Phần mái hiên che lối đi chung đã bị giột nhiều chỗ, khiến đường đi thường bị ướt sũng, riêng nhà tôi gần chỗ giột nên bị hắt vào ướt hết rất khó chịu giờ tôi muốn sữa chữa nhưng không biết kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thuộc về ai?
Trả lời:
Theo Điều 51 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:
- Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;
- Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
b) Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư;
c) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% tiền bán thì các chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể.
2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi mang thai: (09/12/2013)
- Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. (09/12/2013)
- Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con (09/12/2013)
- Lao động nước ngoài muốn vào Việc Nam làm việc (09/12/2013)
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đầy đủ. (09/12/2013)
- Nội quy lao động áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nào? (09/12/2013)
- Người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, giữ tiền của người lao động để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Thay đổi nội dung hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Hợp đồng lao động và các loại hợp đồng lao động. (09/12/2013)
- Cần tìm luật sư giỏi tư vấn quyền và nghĩa vụ của người lao động (09/12/2013)
- Quyền nuôi con sau ly hôn (09/12/2013)
- Thẩm quyền đăng ký kết hôn (09/12/2013)
- Nghĩa vụ cấp dưỡng với con ngoài giá thú (09/12/2013)
- Quyền nuôi con ngoài giá thú (09/12/2013)
- Chở bạn đi đánh nhau thì có phạm tội gì không? (09/12/2013)
- Cài điện để chống kẻ trộm nhưng không may kẻ trộm bị chết thì sẽ như thế nào? (09/12/2013)
- Tội trộm cắp tài sản được quy định như thế nào? (09/12/2013)
- Gây tai nạn giao thông làm chết người nhưng không xác định được thủ phạm thì phải giải quyết như thế nào (09/12/2013)
- Làm thế nào để gặp người thân bị tạm giam (09/12/2013)
- Hành vi đánh bạc có bị xử phạt (09/12/2013)