Tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp
Hạn chế tối thiểu những tranh chấp phát sinh trong nội bộ Doanh nghiệp và trong quan hệ với các đối tác kinh doanh là niềm mong muốn của nhiều khách hàng. Việc trang bị những kiến thức pháp luật vững chắc sẽ giúp các Doanh nghiệp loại trừ những rủi ro trong kinh doanh và nắm giữ cơ hội làm giàu:
1. TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
A. CÁC DẠNG TRANH CHẤP PHỔ BIẾN
- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên công ty. Lý do dẫn đến các cổ đông, thành viên chấp với nhau:
- Cổ đông, thành viên thường tự coi mình là cổ đông, thành viên sáng lập trong khi hoàn toàn không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp.
- Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ.
- Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn, như: Định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn;
- Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản.
- Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
- Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên:
- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ, Hội đồng thành viên sẽ trở thành đối tượng tranh chấp.
- Các Quyết định không công bằng, như: Quyết định ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phần mới phát hành (số lượng, giá); Quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược; Quyết định ưu đãi cho “người lao động”. Quyết định không hợp pháp (cổ đông, thành viên nắm đa số vốn tự ý quyết định).
- Không chấp nhận quyết định của ĐHĐCĐ, Hội đồng thành viên vì: Quyền lợi của mình không được như mong đợi; Cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện mình nắm phần vốn nhà nước.
- Tranh chấp về quyền được làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật (các chức danh quản lý, điều hành trong công ty).
Các tranh chấp này xảy ra trong các trường hợp sau:
- Các nhóm cổ đông (HĐQT) thường muốn “người của mình” làm Giám đốc, cho nên không chọn được Giám đốc (người đại diện theo pháp luật).
- Cổ đông lớn, là Chủ tịch và đồng thời muốn làm Giám Đốc. Do vậy, không thay thế được (không loại ra khỏi HĐQT được, không bãi miễn chức Chủ tịch HĐQT được); hoặc đương sự không chấp nhận quyết định bãi miễn của HĐQT (dù quyết định đó là hợp pháp).
- Không ký thay đổi người đại diện theo pháp luật, do vậy người bị thay thế thường: Cất, thu giữ con dấu của công ty, không đem sử dụng cho các văn kiện của công ty phát hành;
- Không bàn giao quyền quản lý điều hành công ty cho người mới được bổ nhiệm; Khiếu kiện, khiếu nại lên cơ quan nhà nước (có thẩm quyền và không có thẩm quyền); Yêu cầu thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của công ty.
B. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CỦA AN ÁNH DƯƠNG:
- Luật An Ánh Dương chuyên tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
- Thống nhất với Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
- Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
- Chú trọng và ưu tiên giải quyết tranh châp thông quan hòa giải Tư vấn, đại diện Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
- Luật An Ánh Dương cử luật sư đại diện Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;
- Tư vấn và hỗ trợ Khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.
2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI (TRANH CHẤP GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ BÊN NGOÀI)
A. VAI TRÒ CỦA LUẬT AN ÁNH DƯƠNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Tranh chấp thương mại là hiện tượng tất yếu, khách quan trong kinh doanh, hoạt động của các Doanh nghiệp. Có nhiều con đường, cách thức để các bên “hóa giải” những bất đồng tranh chấp đó – Nhưng ưu việt, thuận lợi hơn cả đó là các bên ngồi vào bàn cùng thương lượng, hòa giải với nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít những tranh chấp kinh doanh - thương mại mà các bên liên quan khó thương lượng hoặc việc đã thương lượng mà chưa thỏa đáng... Lúc này khách hàng thường tìm đến luật sư Luật An Ánh Dương để lựa chọn phương thức tối ưu tiếp tục hòa giải tranh chấp hoặc chuẩn bị chu đáo, toàn diện cho vụ kiện với cơ hội thành công cao.
Trong khi đó, nếu giải quyết thông qua Toà án, các cơ quan khác, các bên có thể phải qua nhiều cấp giải quyết tranh chấp, kéo dài thời gian, chịu nhiều phí tổn khác,
Dù doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp như thế nào, trong bất kỳ giai đoạn nào, kể cả trong giai đoạn tố tụng, nếu thấy có thể đàm phán với bên kia thì luật sư Công ty Luật An Ánh Dương luôn tận dụng cơ hội để giải quyết tranh chấp, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, đồng thời giữ mối quan hệ kinh doanh vốn có của các bên.
B. LUẬT AN ÁNH DƯƠNG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI, BAO GỒM:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Vận chuyển hàng hóa, hành khách; Đầu tư…
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định;
- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài;
- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quy định.
tab_comment
text_write
entry_nameentry_email
entry_comment
entry_captcha