Tư vấn ly hôn

Cập nhật 10:12:24 - 09/09/2013 - text_viewed 12065
Khi yêu nhau, họ bỏ qua những khuyết điểm của nhau, thậm chí đưa ra nhiều lý do để biện minh cho những tật xấu của người yêu nhưng khi không còn tình cảm với nhau nữa thì không ít chị em phụ nữ đã tìm đến chia sẻ với chúng tôi trong tình trạng “tình cảm bị khủng hoảng” họ không tìm được lối thoát nào khác ngoài giải pháp tồi tệ nhất của hôn nhân là ly hôn. Nhưng ly hôn đâu chỉ đơn giản là chấm dứt đời sống vợ chồng mà còn vô vàn những hệ lụy khác của tình yêu không trọn vẹn đó là tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tiền cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản của vợ chồng mà đôi lúc chính họ không tìm ra cách giải quyết.

Khi yêu nhau, họ bỏ qua những khuyết điểm của nhau, thậm chí đưa ra nhiều lý do để biện minh cho những tật xấu của người yêu nhưng khi không còn tình cảm với nhau nữa thì không ít chị em phụ nữ đã tìm đến chia sẻ với chúng tôi trong tình trạng “tình cảm bị khủng hoảng” họ không tìm được lối thoát nào khác ngoài giải pháp tồi tệ nhất của hôn nhân là ly hôn. Nhưng ly hôn đâu chỉ đơn giản là chấm dứt đời sống vợ chồng mà còn vô vàn những hệ lụy khác của tình yêu không trọn vẹn đó là tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tiền cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản của vợ chồng mà đôi lúc chính họ không tìm ra cách giải quyết.

1.      Căn cứ ly hôn

Có hai căn cứ được pháp luật cho phép ly hôn:

+        Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn;

+        Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

2.      Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

+        Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

+        Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

3.      Trình tự thủ tục ly hôn

-         Sau khi có đủ hồ sơ xin ly hôn, người yêu cầu xin ly hôn gửi hồ sơ xin ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết (Tòa án nơi bị đơn cư trú, Tòa án nơi nguyên đơn cư trú nếu thỏa thuận).

-         Tòa án sẽ xem xét thẩm quyền, quy định pháp luật về điều kiện ly hôn, căn cứ ly hôn để trả lại đơn yêu cầu (các trường hợp trả lại đơn yêu cầu) hoặc ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người viết đơn ly hôn. Người viết đơn xin ly hôn nộp án phí tại Cơ quan thi hành án và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án và vụ án chính thức được Tòa án giải quyết. Lưu ý các quyết định mà Tòa án có thể ra sau khi thụ lý.

-         Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng.

-         Thời hạn mở phiên tòa: từ 1 – 2  tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

-         Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

+        Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

+        Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

+        Đình chỉ giải quyết vụ án;

+        Đưa vụ án ra xét xử.

-         Trong trường hợp Tòa yêu cầu chứng minh chỗ ở hiện tại của vợ/chồng thì đến địa phương nơi có hộ khẩu thường trú để xin xác nhận của công an phường xã về tình trạng cư trú để bổ sung vào hồ sơ.

4.      Hồ sơ xin ly hôn

-         Đơn xin ly hôn (làm theo 1 trong 2 mẫu hướng dẫn, tùy từng trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn); Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn (Theo mẫu đơn 1 – thuận tình ly hôn) của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu đơn phương ly hôn (Theo mẫu đơn 2 – đơn phương ly hôn) chỉ cần chữ ký của người viết đơn.

-         Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu), Hộ khẩu (Bản sao chứng thực tại UBND xã/phường).

-         Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp Bản sao chứng thực tại UBND xã/phường hoặc xin trích lục tại UBND nơi đăng ký kết hôn, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

-         Bản sao chứng thực giấy khai sinh con (nếu có con).

-         Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

5.      Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn

-         Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

-         Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.

-         Nếu không biết nơi cư trú, làm việc hiện tại của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

-         Vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

6.      Thuận tình ly hôn

Khái niệm: thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn.

Quy trình giải quyết:

-         Sau khi thụ lý, trong thời gian chuẩn bị xét xử, trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải.

+        Trường hợp hòa giải thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án ly hôn.

+        Trường hợp hòa giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

·        Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

·        Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

·        Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu trên thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

7.      Ly hôn đơn phương

Khái niệm: ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu xin ly hôn.

Quy trình giải quyết

-         Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

-         Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

-         Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Các mẫu đơn đính kèm:

1.      Đơn xin ly hôn thuận tình;

2.      Đơn xin ly hôn đơn phương

3.     Đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn.


Tin khác