Trả lại phương tiện cho người không có lỗi vi phạm giao thông
Hỏi:
Khoảng 15h10’ ngày 08/02/2013 khi tôi đang điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 89H5-7858 trên đường liên xã, khi đi gần đến UBND xã Hiệp Cường tôi thấy có một người thanh niên không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô đi ngược chiều tôi với tốc độ nhanh và đi sang phần đường tôi đi, tôi đã điều khiển xe tránh về lề đường phía bên phải theo chiều tôi đi. Lúc đó tôi đã gần như dừng hẳn xe để tránh người thanh niên, khi người thanh niên đi qua xe của tôi, người thanh niên này đã gây tai nạn với một người phụ nữ và cả hai cùng được đưa đi cấp cứu, và tôi cũng bị thương ở chân trái do vụ tại nạn trên. Chiều ngày 26/2/2013 cơ quan công an đã cho gọi tôi và hai người điều khiển mô tô va chạm với nhau là một người thanh niên tên Tú và một người phụ nữ tên Giản đến để hỏi. Anh Tú và chị Giản cũng đã nói tôi không có va chạm gì với anh Tú và chị Giản. Về phía cơ quan công an giao thông (anh Hải) cũng bảo tôi không liên quan gì đến vụ tai nạn trên. Xin hỏi trong trường hợp của tôi cơ quan công an huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có được giữ phương tiện của tôi không?
Trả lời:
Chào bác!
Hiện nay, khi có tai nạn giao thông thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ các hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông của từng người để xác định mức độ lỗi của từng bên tham gia làm cơ sở cho việc xử lý hành vi nếu có. Còn phương tiện giao thông của các bên liên quan sẽ bị tạm giữ và sẽ xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 10 quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 5/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an) như sau:
a. Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;
b. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;
c. Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:
- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;
- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên nếu vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm thì sẽ được bàn giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nếu vụ tai nạn không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện trên được trả lại ngay cho các bên liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện tham gia giao thông có liên quan bị tạm giữ để phục vụ cho quá trình điều tra làm rõ vụ tai nạn. Trong trường hợp trên vụ tai nạn giao thông có thể là do người thanh niên không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô đi ngược chiều với tốc độ nhanh và đi sang phần đường dành cho người đi xe ngược chiều gây ra, khiến cho 1 người phụ nữ tên là Giản phải đi cấp cứu, còn bác thì bị thương ở chân trái.
Nếu vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, thì các phương tiện giao thông (bao gồm cả phương tiện của người điều khiển, cũng như phương tiện của người bị hại có thể được xác định là vật chứng (chứng cứ) và sẽ được sử dụng trong việc làm rõ vụ việc nói trên) thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Do đó, xe của bác có thể bị tạm giữ để phục vụ cho quá trình điều tra, làm căn cứ cho việc làm rõ các tình tiết và chứng mình hành vi phạm tội của người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông và sẽ được trả lại sau khi làm rõ và giải quyết vụ việc trên.
Ngược lại, nếu vụ tai nạn giao thông này không có dấu hiệu tội phạm, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện và xe của bác (là người bị hại) nếu trước đó đã bị tạm giữ phục vụ cho quá trình điều tra ban đầu đương nhiên sẽ được trả lại cho bác.
- Hành vi quấy rối qua điện thoại (09/12/2013)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (09/12/2013)
- Giải thể Doanh nghiệp thì cần những thủ tục gì? (09/12/2013)
- Gia hạn tạm ngừng kinh doanh (09/12/2013)
- Thế nào là tên gây nhầm lẫn (09/12/2013)
- Làm Giám đốc của 2 công ty có được không? (09/12/2013)
- Về mã ngành kinh doanh của Doanh nghiệp (09/12/2013)
- Vấn đề ủy quyền trong công ty (09/12/2013)
- Sử dụng ngoại tệ trong giao dịch mua bán (09/12/2013)
- Về thủ tục mua công ty cổ phần (09/12/2013)
- Về việc làm lại mẫu dấu (09/12/2013)
- Giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH 2 thành viên (09/12/2013)
- Chuyển đổi loại hình công ty (09/12/2013)
- Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh (09/12/2013)
- Về thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh, đóng cửa hàng (09/12/2013)
- Thủ tục thay đổi chức danh đại diện theo pháp luật và thay đổi cổ đông sáng lập trong GPDKKD (09/12/2013)
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có được dùng để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác? (09/12/2013)
- Việt kiều tạm trú mới được mua nhà ở: (09/12/2013)
- Con của việt kiều mua nhà ở Việt Nam (09/11/2013)
- Việt kiều muốn có quốc tịch Việt Nam và muốn mua nhà ở Việt Nam (09/08/2013)