Xác định mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn như thế nào
Hỏi:
vợ chộng tôi chung sống với nhau gần 10 năm, chúng tôi có với nhau 2 cháu, một cháu năm nay 5 tuổi và một cháu 2 tuổi, vì vợ chồng tôi bất hòa, chúng tôi muốn ly hôn, tôi muốn nuôi con nhưng tôi không thể nuôi cả hai cháu một mình được, cha của các bé có công việc làm ăn riêng. Tôi không biết phải yêu cầu mức cấp dưỡng như thế nào là phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm có thể thực hiện được. Luật sư cho tôi hỏi mức cấp dưỡng được xác định như thế nào?
Trả lời:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 70:
Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó.
Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
Điểm b mục 16 Nghị quyết 02 quy định cụ thể: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
- Quy định về tội vô ý làm chết người (10/31/2013)
- Niêm yết việc khai nhận di sản thừa kế (10/31/2013)
- Book vé máy bay đi Mỹ (10/31/2013)
- Cần tư vấn pháp luật để giải quyết vấn đề thừa kế đất đai- (10/30/2013)
- Có phạm tội giao cấu với trẻ em hay không? (10/30/2013)
- Cách trả lương cho người lao động chưa thành niên (10/29/2013)
- Chăn nuôi có phải Đăng ký kinh doanh hay không? (10/29/2013)
- Bị tố giác có hành vi đánh bạc thì có phạm tội đánh bạc hay không? (10/29/2013)
- Thủ tục xin trở lại Quốc tịch Việt Nam (10/29/2013)
- Xây nhà sai phép có được cấp sổ hồng (10/29/2013)
- Không đăng ký kết hôn có được ly hôn (10/29/2013)
- Cấp dưỡng cho con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân mà không được thừa nhận (10/29/2013)
- Thời hạn có hiệu lực của Visa thăm thân nhân Úc (10/22/2013)
- Dự trữ ma túy để dùng và cho bạn bè thì phạm tội gì? (10/22/2013)
- Tranh chấp " tường chung" có được cấp giấy hồng (10/21/2013)
- Quy định về đặt cọc mua bán nhà (10/21/2013)
- Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong việc ký kết Hợp đồng (10/21/2013)
- Người thừa kế đã vượt biên sang Mỹ (10/21/2013)
- Làm mới Visa Mỹ (10/21/2013)
- Điều kiện hưởng chính sách đặc xá của nhà nước và quy định về thăm người phạm tội (10/21/2013)