Công ước về Quyền trẻ em

Cập nhật 10:38:31 - 05/16/2016 - Viewed: 76261
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em..............

Công ước về Quyền trẻ em

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 

  Đã thông qua

  Ký, nhưng chưa thông qua

  Không ký

 

Công ước về quyền trẻ em

Được đưa ra ký

20 tháng 11 năm 1989Thành phố New York

Có hiệu lực

2 tháng 9 năm 1990

Các điều kiện để có hiệu lực

20 phê chuẩn hay gia nhập (Điều 49)

Các nước tham gia

193 (chỉ có 2 quốc gia không tham giá: Hoa kỳSomalia)


Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi năm một lần, ủy ban này để trình bày một bản báo cáo cho Ủy ban thứ 3 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và cũng nghe chủ tịch ủy ban công ước nay báo cáo, và Đại hội đồng ra một nghị quyết về quyền trẻ em[1].

Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo báo trước Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốc gia đó.

Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ Hoa KỳSomalia[2], đều đã phê chuẩn công ước này. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết tư vấn vào ngày 20 tháng 11 năm 1989; bản công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 sau khi đã được số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Theo công ước này, trẻ em là người có độ tuổi dưới 18, unless an earlier age of majority is recognized by a country's law.

Chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò tích cực trong việc soạn thảo Công ước và đã ký kết vào 16 tháng hai 1995, nhưng đã không phê chuẩn cùng với Somalia. Điều này là do phe đối lập đối với Công ước đã chống lại việc phê chuẩn. xuất phát chủ yếu từ phe bảo thủ chính trị và tôn giáo. Ví dụ, Quỹ Heritage thấy công ước đe dọa kiểm soát quốc gia về chính sách trong nước. Các nhóm khác cũng phản đối nó, chẳng hạn như Hiệp hội các trường pháp lý Quốc phòng lập luận rằng CRC các đe dọa Giáo Dục Tại Nhà, và quyền của cha mẹ các nhóm, những người cho rằng Hiệp định sẽ chồng lên gần như tất cả các luật trong nước về trẻ em và gia đình. Tổng thống Barack Obama đã mô tả việc không phê chuẩn Công ước là "xấu hổ" và đã hứa sẽ xem xét việc này.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990[3].

Tuy nhiên, tình hình lao động trẻ em tại Việt Nam đang ở mức báo động.[4] Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động. Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em được khảo sát tại 8 tỉnh, thành và 3 làng nghề vừa được Viện Khoa học lao động và xã hội công bố cũng đã khiến nhiều người phải giật mình. Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và trên 27% bị ảnh hưởng của hoá chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc.[5]

Nội dung chính

Điểm chính của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em 1989 yêu cầu:

Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.

Trong văn bản gốc có đến 54 mục trong một ngôn ngữ rất phức tạp và chắc chắn không dễ hiểu với trẻ. UNICEF, tổ chức về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, tóm lược văn bản 20 trang này trong mười quyền cơ bản:

  • quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới;
  • quyền có tên gọi và quốc tịch;
  • quyền về sức khỏe và y tế;
  • quyền được giáo dục và đào tạo;
  • quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển;
  • quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp;
  • quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình;
  • quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại;
  • quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngự an toàn;
  • quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật.

Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong một môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử. Trẻ em có quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.

 

 

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990.

1. Công ước là văn bản pháp luật

Công ước là một vănbản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em mà tất cả mọi người cần thựchiện. Khi một quốc gia ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em thìchính phủ của quốc gia đó phải tuân thủ điều ước quốc tế đó để đạt đượcmột số các tiêu chuẩn cơ bản nhất định cho trẻ em.

2. Ai là trẻ em và người chưa thành niên?

Trẻ em là tất cả những người dưới 16 tuổi theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của ViệtNam. Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi.

Các em có quyền đượcsống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc, trong tìnhthương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng.

3. Không phân biệt đối xử đối với trẻ em

Nguyên tắc cơ bản là mọi trẻ em phảiđược hưởng quyền của mình dù là gái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnhhay ốm đau, khuyết tật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo hay không tôngiáo…

4. Quyền được có họ tên và quốc tịch

Trẻ em có quyền có họ tên và có quốc tịch ngay từ khi ra đời.

5. Quyền được bảo vệ và chăm sóc

Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặtthể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt,trước cũng như sau khi ra đời.

Các bậc cha mẹ là những người chịutrách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình,cung cấp cho các em cơm ăn áo mặc. Khi làm việc vắng nhà, chúng ta cầnphải lo thu xếp sao cho trẻ em luôn được người lớn có trách nhiệm trôngnom, hoặc đưa các em đến nhà trẻ, trường học để các em được an toàn vàchăm sóc tốt.

6. Quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ

Trong trường hợp trẻ sống riêng vớicha hoặc mẹ của mình, các em có quyền gặp gỡ với người cha hay người mẹmà các em không được sống chung. Nếu vì một lý do nào đó mà một tronghai người đang ở nơi khác, trẻ em có quyền được biết nơi ở và tình hìnhcủa cha, mẹ mình. Khi cha mẹ không sống với con mình, họ cần phải chucấp cho các em một khoản tiền trợ cấp đảm bảo cho các em cuộc sống đầyđủ.

7. Quyền được chăm sóc sức khoẻ

Các bậc cha mẹ cần phải chăm sóc sứckhoẻ của con cái mình, giữ cho các em luôn sạch sẽ, được tiêm phòng vàtrong trường hợp các em bị ốm đau, được đưa tới các trung tâm y tế, nơicó điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho các em.

8. Quyền được học hành

Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cầnthiết, được giúp đỡ để phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và xã hội,trở thành người công dân có trách nhiệm và biết tôn trọng những quyềncủa người khác.

9. Quyền trẻ em trong trường học

Nghĩa vụ của thầy cô giáo là lên lớpvà giảng dạy tốt, khi uốn nắn trẻ em không được làm tổn hại đến các em,không được xúc phạm trẻ em. Các bậc cha mẹ cần phối hợp với nhà trườngtrong việc giám sát để đảm bỏ điều này được thực hiện.

10. Quyền được sống trong môi trường lành mạnh

Trẻ em có quyền được sống và hưởng mộtmôi trường lành mạnh và tự nhiên. Để có được điều này, người lớn phảicó trách nhiệm hướng dẫn và giáo dục các em biết giữ gìn thiên nhiên,nguồn nước, bầu không khí, cây cối và các loài vật.

11. Quyền được giải trí

Trẻ em có quyền được vui chơi, giảitrí và tham gia vào bất kỳ một hoạt động nào cần thiết cho sự hình thànhvà phát triển nhân cách và thể chất của các em.

12. Quyền được thông tin

Trẻ em có quyền được đọc sách báo, xemcác chương trình truyền hình và nghe các chương trình phát thanh phùhợp với lứa tuổi của các em. Các bậc cha mẹ cần biết con cái mình đọc gìvà xem gì, để hướng dẫn các em tránh đọc và xem những điều làm cho cácem sợ hãi, nhầm lẫn hoặc làm hại đến các em.

13. Quyền được tổ chức hội họp

Trẻ em cũng có quyền được tự do kếtgiao và tập hợp nhau theo những nhóm bạn cùng chung sở thích, cũng nhưtổ chức những cuộc họp mang tính chất hoà bình.

14. Quyền được tự do bày tỏ ý kiến

Trong tất cả mọi quyết định có ảnhhưởng đến trẻ em được đưa ra trong gia đình, trường học, toà án, bệnhviện hay tại bất kỳ một cơ quan nào khác, người lớn cần lắng nghe ý kiếncủa trẻ em và làm những điều tốt nhất cho các em.

15. Quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi

Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩa vụ củachúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em. Không ai được ngược đãi trẻ emtrai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha, mẹ,thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ.

Ai xâm hại về thể chất và tinh thần, làm tổn thương hoặc gây thương tích cho một bé trai hay gái là người phạm tội.

16. Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục

Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ concái của mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình thứckhác nhau (từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếpxúc bằng tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm).

Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹnuôi, anh em, họ hàng, thầy cô giáo, hàng xóm, hay những người xa lạ vớigia đình, có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục.

Lạm dụng tình dục trẻ em là một tộiác. Nếu cha mẹ hay những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấynhững điều đó mà không báo cho các nhà chức trách thì bị coi là kẻ đồngphạm.

17. Quyền được nhận làm con nuôi

Trẻ em vì một nguyên nhân nào đó khôngcó cha mẹ, đều có quyền có một gia đình và được nhận làm con nuôi dướihình thức hợp pháp. Cấm mọi hành vi mua bán trẻ em. Hãy nhớ rằng buônbán trẻ em là một tội ác.

18. Quyền được nhận sự chăm sóc đặc biệt

Những trẻ em không thể nhìn, không thểnghe, phải dùng xe đẩy, nạng hay máy móc hỗ trợ; chậm phát triển hay cóbệnh về mặt tinh thần, đều có quyền được mọi người yêu quý, chăm sóc,tôn trọng, được phục hồi chức năng và tạo điều kiện để làm việc bởi vìcác em có giá trị cho chính bản thân mình, tuỳ theo khả năng sẵn có củacác em.

Các bậc cha mẹ cần phải tìm kiếm và nhận sự trợ giúp cũng như các thông tin cần thiết.

19. Quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột

Cấm lợi dụng trẻ em, buộc các em đilàm ăn xin, hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn. Đây chính làhình thức bóc lột trẻ em. Không một ai có quyền làm điều đó, kể cả cácbậc cha mẹ.

20. Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế

Trẻ em gái và trai từ đủ 15 tuổi trởlên do nhu cầu cần phải lao động sớm, phải có chế độ làm việc đặc biệt,chỉ làm những công việc nằm trong khả năng của mình, tại nơi không nguyhiểm và không độc hại. Các em cần phải được lĩnh một khoản tiền lươnghợp lý để sử dụng cho nhu cầu của mình và phải có thời gian để các emhọc tập, vui chơi giải trí.

21. Trẻ em và cuộc sống nội trú

Vì một lý do nào đó mà trẻ em phảisống nội trú trong bệnh viện hoặc trung tâm giáo dưỡng thì có quyền đượcđối xử tốt, được giải thích vì sao các em ở đó và khi nào các em đượcra, được tôn trọng về mặt nhân phẩm, được thương yêu và tạo mọi cơ hộiđể phát triển và nâng cao trình độ.

22. Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn tệ

Cấm mọi hành vi làm nhục, đối xử dãman và vô nhân đạo đối với trẻ em như đốt, trói, đánh đập bằng gậy gộcvà những vật dụng khác. Người lớn có nghĩa vụ phải bảo vệ các em và tốcáo với các nhà chức trách khi biết được ai đó đang phạm tội ác này.

23. Khi trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật

Luật pháp quy định, không một trẻ emnào có thể bị bắt hay bị tạm giam, tạm giữ trong đồn cảnh sát hoặc nhàtạm giữ nếu chưa có quyết định tạm giam, tạm giữ của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền.

Không trẻ em nào có thể bị coi là cótội và phải chịu hình phạt khi chưa có phán quyết của Toà án. Trẻ em làmtrái pháp luật cần nhận được mọi sự giúp đỡ, chăm sóc cần thiết để cóđiều kiện sớm hoà nhập vào cuộc sống của gia đình và cộng đồng, tránhcác hành vi tái phạm.

Các bậc cha mẹ và những người giám hộ đỡ đầu chính là những người chịu trách nhiệm về mọi hành vi của con cái mình.

24. Bảo vệ trẻ em trước nạn ma tuý

Các bậc cha mẹ hay người giám hộphải luôn cảnh giác, phải giáo dục và hướng dẫn trẻ em nhằm ngăn ngừaviệc các em tiêu thụ và sử dụng ma tuý, thuốc lá, rượu và bất kỳ sảnphẩm nào khác làm hại đến sức khoẻ của các em.

Câu hỏi 1: Công ước về Quyền trẻ em ra đời như thế nảo?

Trả lời:

Sự ra đời của Công ước về Quyền trẻ em:

Trước thế kỷ XX, tất cả các xã hội đều đơn giản coi trẻ em là tài sản riêng của các bậc cha mẹ, của mỗi gia đình. Đầu thế kỷ XX đời sống trẻ em vẫn chưa được coi là vấn đề được quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vấn đề quyền trẻ em chỉ thực sự được quan tâm từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) với sự thành lập các Tổ chức cứu trợ của Anh và Thuỵ Điển vào năm 1919.

- Hiến chương về quyền trẻ em được ra đời năm 1923

- Ngày 26/9/1924 Hội Quốc liên thông  qua Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em , Tuyên ngôn gồm 5 điểm (Tuyên ngôn này do Hiệp hội quốc tế các quỹ cứu trợ trẻ em khởi thảo dựa trên Hiến chương về quyền trẻ em ). Kể từ đây quyền trẻ em đã trở thành một khái niệm được khẳng định và thừa nhận.

- 36 năm sau, vào ngày 20/11/1959  Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn về Quyền trẻ em gồm 10 nguyên tắc, với nội dung đầy đủ và tiến bộ hơn, với tinh thần cơ bản là: “Loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có”.

- Năm 1979 Liên hợp quốc nhất trí soạn thảo Công ước về Quyền trẻ em

- Sau 10 năm soạn thảo, sửa đổi tích cực, Công ước về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989, được mở cho các nước ký vào ngày 26-1-1990 và có hiệu lực từ ngày 2-9-1990.

- Công ước quốc tế về Quyền trẻ em là Công ước quốc tế đầu tiên ấn định về mặt pháp lý các quyền trẻ em theo tinh thần tiến bộ, nhân đạo

                        

Câu hỏi 2: Công ước là gì? Tuyên ngôn và Công ước có gì khác nhau?

Trả lời:

1.     Khái niệm Công ước được hiểu như sau:

Công ước là văn bản luật quốc tế biểu hiện sự thỏa thuận của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trong quan hệ quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

2. Sự khác nhau giữa Công ước và Tuyên ngôn

- Tuyên ngôn là lời kêu gọi , lời hiệu triệu, không phải là văn bản pháp luật, nên không có giá trị về mặt pháp lý, không bắt buộc các quốc gia phải thực hiện

- Công ước phải được các quốc gia phê chuẩn, có giá trị về pháp lý. Các quốc gia đã phê chuẩn hay gia nhập công ước phải cam kết thực hiện.

 

Câu hỏi 3:  Công ước về Quyền trẻ em được tổ chức nào thông qua? Vào thời gian nào? Ngày nào mở cho các nước ký? Có hiệu lực từ ngày nào? Thế nào là trẻ em theo quy định của Công ước?

Trả lời:

Công ước về quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989, theo Nghị quyết số 44/25;

- Mở cho các nước ký vào ngày 26/01/1990

- Công ước có hiệu lực từ ngày 2-9-1990

Theo Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, thì định nghĩa trẻ em như sau: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”.

 

Câu hỏi 4: Ngày Việt Nam ký Công ước? Ngày Việt Nam phê chuẩn Công ước? Việt Nam phê chuẩn sau nước nào trên thế giới?Hiện nay đã có bao nhiêu quốc gia đã phê chuẩn?

Trả lời:

Việt Nam ký ngày 26-1-1990 và phê chuẩn ngày 20-2-1990 (theo Nghị quyết số 241/NQ-HĐNN của Hội đồng Nhà nước ngày 20-2-1990).

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (sau nước Ga Na).

Hiện nay đã có 191/193 quốc gia đã phê chuẩn (còn 2 quốc gia là Mỹ và Suzan)

 

Câu hỏi 5: Phân biệt nội dung “Ký” và “Phê chuẩn” của các nước khi muốn tham gia Công ước quốc tế Quyền trẻ em?

Trả lời:

“Ký và phê chuẩn” có sự giống nhau và khác nhau

1. Sự giống nhau: Đây đều là việc cam kết của một quốc gia muốn trở thành quốc gia thành viên

2. Sự khác nhau:

2.1. Việc “Ký”

- Việc “Ký” diễn ra trước “Phê chuẩn”

- Việc “Ký” chỉ là sự tán thành ban đầu của Quốc gia, do đại diện của Quốc gia ký, thể hiện quốc gia đó có dấu hiệu dự định tiến hành xem xét kỹ điều ước quốc tế  để xác định lập trường của mình về văn bản quốc tế này

- Việc “Ký” không ràng buộc về mặt pháp lý

- Một quóc gia có thể chỉ “Ký” mà không “Phê chuẩn” , “Ký” không có nghĩa là quốc gia đó sẽ “Phê chuẩn”

(Việt Nam ký ngày 26-1-1990, và phê chuẩn ngày 20/02/1990;

Mỹ đã ký nhưng hiện nay vẫn chưa phê chuẩn)

 

2.2. Việc “Phê chuẩn”

- Diễn ra sau khi “Ký”

- Thể hiện sự ràng buộc về mặt pháp lý

- Quốc gia phải được bàn bạc biểu quyết thống nhất

- Chính phủ (thường là Bộ Ngoại giao) gửi thông báo việc phê chuẩn tới Tổng thư ký Liên Hợp quốc, ngày Tổng thư ký Liên Hợp quốc nhận được văn bản, được tính là ngày “Phê chuẩn” hay “Gia nhập” của quốc gia đó

- Khi đã “Phê chuẩn” thì quốc gia đó phải thực hiện nghĩa vụ của Quốc gia thành viên

 

Câu hỏi 6:  Công ước về Quyền trẻ em có bao nhiêu điều? Nội dung cơ bản của Công ước? Các quyền của trẻ em được chia theo nhóm như thế nào?

Trả lời:                  

Công ước gồm 54 điều với gần 6000 từ, chia làm 3 phần:

- Phần 1: 41 điều (Điều 1 đến Điều 41), với các nội dung:

+ Định nghĩa trẻ em

+ Các nguyên tắc chung

+ Các quyền cơ bản

- Phần 2: 4 điều (Điều 42 đến Điều 45) với các nội dung

                     + Nhiệm vụ truyền thông

                     + Hệ thống giám sát, chỉ đạo

- Phần 3: 9 điều (Điều 46 đến Điều 54) với các nội dung: Các vấn đề pháp lý

 

  Nội dung Công ước nói tới 4 nhóm quyền của trẻ em, bao gồm:

                     + Quyền được sống còn

                     + Quyền được phát triển

                     + Quyền được bảo vệ

                     + Quyền được tham gia

 

Câu hỏi 7:    Nội dung chi tiết 4 nhóm quyền trẻ em?

Trả lời:

1. Nhóm quyền được sống còn, bao gồm:

  - Quyền được sống

  - Quyền có họ tên, quốc tịch

  - Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc

  - Quyền được bảo đảm đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển

2. Nhóm quyền được phát triển, bao gôm:

  - Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh

  - Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng

  - Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi

  - Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo

  - Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em

  - Quyền được có mức sống đủ

 

3. Nhóm quyền được bảo vệ, bao gồm:

  - Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc

  - Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ

  - Quyền không chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư

  - Quyền được hưởng an toàn xã hội gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác

  - Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sự phát triển của trẻ

  - Quyền được bảo vệ chống lại việc sử sụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc  sản xuất, buôn bán ma túy

  - Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp

  - Quyển được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi

 

4. Nhóm quyền được tham gia, bao gồm:

  - Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em

  - Quyền tự do bày tỏ ý kiến (Không trái với pháp luật)

  - Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hòa bình

 

Câu hỏi 8: Các nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ Công ước là gì?

Trả lời:

Bốn nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ Công ước, bao gồm:

1. Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em

2. Dành cho trẻ em những lợi ích tốt đẹp nhất

3. Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình

4. Những điều khoản trong luật pháp quốc gia hoặc quốc tế có lợi hơn đối với trẻ em so với những điều khoản trong Công ước sẽ được sử dụng.

 

Câu hỏi 9: Khi phê chuẩn Công ước thì quốc gia thành viên có nghĩa vụ gì?

Trả lời: Khi đã phê chuẩn các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện 5 nôi dung sau đây:

1. Rà soát lại các văn bản luật đã có, ban hành văn bản luật pháp mới sao cho phù hợp với tinh thần và nội dung của Công ước;

2. Đưa vấn đề quyền trẻ em vào trong chương trình giảng dạy của các cấp học một cách phù hợp nhất;

3. Các cơ quan thông tin đại chúng tập trung phản ánh, tố cáo những trường hợp vi phạm quyền trẻ em, đồng thời đề cao những tấm gương tốt trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cả trong nước và quốc tế;

4. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ vận dụng Công ước vào chương trình hành động của cơ quan đơn vị

5. Có cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, trực tiếp giám sát việc thực hiện quyền trẻ em ở các cấp.

 

Câu 10: Việc báo cáo kết quả thực hiện Công ước của các quốc gia thành viên được tiến hành như thế nào?

Trả lời:

Các quốc gia thành viên có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (gọi tắt là Uỷ ban)về các biện pháp và tiến độ đạt được trong việc thi hành Công ước trong vòng hai năm kể từ khi Công ước có hiệu lực tại quốc gia đó, và sau đó báo cáo theo định kỳ năm năm một lần. Báo cáo phải nêu chi tiết những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Công ước.

Báo cáo được dịch ra ba ngôn ngữ được sử dụng trong Uỷ ban là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha và được gửi tới ba nơi:

1. Các thành viên trong Uỷ ban (gồm 10 thành viên)

2. Các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc

3. Các tổ chức phi chính phủ.

 


Tin khác